Chào mừng bạn đến với Phonglee.com, đây là blog cá nhân chia sẻ những trải nghiệm cuộc sống và kinh doanh của Phonglee. Nếu bạn có ý kiến đóng góp hoặc thắc mắc muốn trao đổi, xin hãy để lại bình luận bên dưới.
1. Khi tôi mua hàng trên Amazon, họ thông báo thời gian tôi sẽ nhận được hàng là từ 10 đến 14 ngày, nhưng tôi thường xuyên nhận được hàng vào ngày thứ 7 hoặc thứ 8, và rất tự nhiên tôi cảm nhận rằng họ đã rất nỗ lực giao hàng cho khách hàng trong khoảng thời gian sớm nhất có thể, từ đó tôi tin dùng Amazon hơn.
2. Mỗi lần đi tiếp khách, đặc biệt là các quan tôi luôn nói trước là tôi uống bia rượu rất kém, và như vậy mỗi lần nâng cốc tôi luôn nhận được sự khích lệ, cuối buổi thì tôi vẫn là người tỉnh táo nhất mà quan khách vẫn vui vì tôi dù không uống được nhưng vẫn nhiệt tình tiếp đến cùng. Nếu tôi thể hiện là người uống được ngay từ đầu thì vừa bị ép uống mà nhỡ có say sẽ bị nhiếc rằng: thế mà khoe uống kinh lắm, thường thôi (!)
3. Tôi có cậu bạn, mỗi lần tôi đến chơi nhà gặp cậu con trai, hỏi han về việc học hành là cậu bạn tôi lại than thở nào là nó nghịch như quỷ, hay chọc ghẹo bạn bè lại còn lười học nữa. Vậy mà đợt vừa rồi nghe tin cậu bé được học bổng toàn phần sang Sing học khoá huấn luyện hè. Nể vãi ra!!! Ấy thế mà có nhiều gia đình khoe con cái giỏi giang, đến khi thi đại học trượt lè ra, vậy là bị hàng xóm dè bỉu cho thật xấu hổ.
Có thể thấy trong cuộc sống và trong kinh doanh, đặc biệt là trong khâu dịch vụ bán hàng. Khách hàng luôn luôn kỳ vọng cao vào sản phẩm cũng như dịch vụ mà họ sẽ mua, sẽ dùng. Khi không đạt được sự kỳ vọng thì nhiều khách hàng sẽ tỏ thái độ không hài lòng và bỏ đi.
Khách hàng không bắt bạn phải phục vụ với chất lượng hảo hạng vì họ biết chất lượng phải tương xứng với giá cả bỏ ra. Nhưng họ cực kỳ mong muốn bạn giữ lời hứa, đừng nói một đằng, làm một nẻo. Chúng ta chỉ nên cam kết khi chúng ta có thể làm và kiểm soát được, đừng cố nâng mức kỳ vọng lên quá cao để rồi khi không đạt được thì giá trị của bạn trong lòng khách hàng sẽ bị giảm đi nhiều.
“Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là thừa” ý cũng là như vậy !!
Tại một quán cafe ăn sáng. Một em nhân viên phục vụ xinh xắn cầm menu ra cho khách:
- Em mời anh chọn đồ ạ, đồ ăn sáng gồm phở và mỳ bò gà ở trang 1, đồ uống trang 2 ạ.
- Em cho anh bát mỳ bò.
- Dạ vâng, anh dùng thêm một quả trứng sẽ rất ngon đấy ạ!
- Vậy à? Thế thêm trứng cho anh.
- Sau đó anh dùng thêm cafe hay trà ạ? Vì anh đã ăn sáng nên tiền cafe hoặc trà sẽ được giảm 50% ạ.
- Ok, vậy cứ mang cho anh ly nâu đá.
- Em cảm ơn anh, do khá đông khách nên anh đợi em chút ạ, tối đa 5 phút em sẽ mang ra anh nhé!
Cuộc đối thoại giữa khách hàng và nhân viên phục vụ nghe rất bình thường như bao cuộc chúng ta nghe được mỗi ngày. Nhưng xét về góc độ bán hàng và phục vụ, nếu để ý kỹ sẽ học được nhiều điều:
1. Giới thiệu và chỉ dẫn cho khách ngay khi cầm menu ra để khách dễ dàng và nhanh chóng lựa chọn. Thậm chí không cần xem kỹ vẫn có thể chọn đồ được ngay.
2. Cách thức upsell: nhẽ ra khách chỉ ăn mình mỳ bò, giá 25k, cô phục vụ khéo léo mời thêm khách dùng trứng để tăng giá trị đơn hàng. Cách cô mời cũng thật khéo và tự nhiên, thay vì hỏi khách dùng thêm không (trứng và cafe hay trà), thì cô gợi ý cho khách một thứ ngon hơn, hợp lý và có hời hơn, khách sẽ dễ dàng đồng ý hơn là đặt khách vào tình huống lựa chọn Có/Không.
3. Tạo combo phù hợp: ăn xong kiểu gì chẳng muốn uống gì đó cho sạch miệng thơm tho, nhưng đôi khi khách chỉ xin cốc trà hay nước lọc free của quán để uống tạm. Nắm được tâm lý đó, quán đã khéo léo combo vào set ăn sáng phần đồ uống và giảm giá chính đồ uống đó sao cho đảm bảo vẫn có lời, khiến cho khách thấy mình được hời tận 50%, cơ hội là dành cho mình, tức có dùng thêm đồ uống chắc cũng không phải trả thêm bao nhiêu, đằng nào chẳng phải uống.
4. Quảng bá chất lượng và cam kết dịch vụ: Khi nói khách đông nên có thể phải chờ hơi lâu - ý là ngầm quảng cáo quán có ngon mới đông khách, xong lại tối đa 5 phút - tạo cho khách thoải mái không sốt ruột vì đã biết khi nào ra đồ, cho khách hình dung đông mà chỉ chờ 5 phút, vậy không đông chắc sẽ nhanh hơn nhiều, ấn tượng về sự nhanh nhẹn, chuyên nghiệp.
Cuối cùng là...em nhân viên phải xinh, không xinh thì...50/50. He he...
Cuộc tranh luận trở nên căng thẳng và hai con quyết định đi tìm trọng tài. Chúng đến trước con sư tử, Vua của Rừng xanh.
Khi vừa đến bãi đất trống nơi con sư tử đang ngồi trên ngai vàng, con lừa đã bắt đầu la lên:
"Thưa đức ngài, có phải cỏ màu xanh dương không?"
Con sư tử đáp:
"Đúng!."
Con lừa vội vã tiếp tục:
"Con hổ không đồng ý với tôi và đã phản đối, làm phiền tôi, xin đức ngài hãy trừng phạt nó."
Con sư tử liền tuyên bố:
"Hổ sẽ bị phạt 5 năm im lặng."
Con lừa nhảy cẫng lên vui mừng và liếng thoắng:
"Cỏ màu xanh dương... cỏ màu xanh dương..."
Con hổ chấp nhận hình phạt của mình, nhưng trước khi rời đi đã hỏi con sư tử:
"Đức ngài, tại sao ngài lại phạt tôi? Rốt cuộc thì cỏ màu xanh lá mà!"
Con sư tử đáp:
"Đúng vậy, cỏ màu xanh lá."
Con hổ hỏi:
"Vậy tại sao ngài lại phạt tôi?"
Con sư tử trả lời:
"Điều đó không liên quan gì đến câu hỏi cỏ màu xanh dương hay xanh lá.
Hình phạt là vì không thể chấp nhận một sinh vật dũng cảm và thông minh như ngươi lại lãng phí thời gian tranh luận với một con lừa, và thậm chí còn đến làm phiền ta với câu hỏi đó."
Sự lãng phí thời gian tồi tệ nhất là tranh cãi với kẻ ngốc và cuồng tín, những người không quan tâm đến sự thật hay thực tế, mà chỉ muốn thắng lợi cho niềm tin và ảo tưởng của mình. Đừng bao giờ lãng phí thời gian cho những cuộc tranh luận vô nghĩa...
Có những người, dù có bao nhiêu bằng chứng và chứng cứ chúng ta đưa ra, vẫn không có khả năng hiểu, và có những người bị mù quáng bởi cái tôi, thù hận và oán giận, chỉ mong được đúng ngay cả khi họ không phải.
Khi sự ngu dốt gào thét, trí tuệ im lặng. Bình yên và tĩnh lặng của bạn quý giá hơn."
Khi mới bắt đầu kinh doanh, mình rất nhiệt tình trong mọi việc. Nhiệt tình với tất cả khách hàng và thậm chí cả việc mà mình không làm nổi cũng cố làm.
Cho đến một ngày, một chị khách hàng tốt bụng mới nói: "Chị thấy em giống hệt chị trước đây, luôn cố gắng nhận cả những việc mình không làm được. Nhưng rồi chị nhận ra, cần phải từ chối một số thứ".
Lúc đó, mình đã chững lại và suy nghĩ về vấn đề này. Nhưng vẫn chưa hiểu được hết ý nghĩa chị ấy muốn nhắn nhủ.
Thời gian dần trôi, nhiều năm sau, mình mới ngộ ra được phần nào ý nghĩa của việc đó.
Thầy hỏi: “Nếu các trò lên núi chặt cây, vừa vặn trước mắt có hai gốc cây, một gốc cây to, một gốc cây nhỏ, các em sẽ chặt gốc nào?” Câu hỏi vừa ra, tất cả học sinh đều nói:
- Tất nhiên là chặt gốc cây to rồi. Thầy cười cười, nói:
- Gốc cây to kia chỉ là một gốc bạch dương bình thường, mà gốc cây nhỏ kia lại là một cây thông, bây giờ các em sẽ chặt cây nào?
Chúng tôi nghĩ, cây thông tương đối trân quý, nên trả lời:
- Tất nhiên sẽ chặt cây thông, bạch dương không được bao nhiêu tiền!
Thầy mang theo nụ cười không đổi nhìn chúng tôi, hỏi:
- Nếu gốc cây dương là thẳng tắp, mà cây thông lại uốn éo xiêu vẹo, các em sẽ chặt cây nào?
Chúng tôi cảm thấy có chút nghi hoặc, liền nói:
- Nếu là như vậy, hay là vẫn chặt cây dương. Cây thông cong queo ngoằn ngoèo, làm gì cũng không làm được!”
Ánh mắt thầy lóe lên, chúng tôi đoán là thầy sẽ thêm điều kiện nữa, quả nhiên, thầy nói:
- Cây dương tuy thẳng tắp, nhưng bởi đã lâu năm, nên phần giữa mục rỗng, lúc này, các em sẽ chặt gốc nào?”
Tuy không hiểu nổi trong hồ lô của thầy bán thuốc gì, chúng tôi vẫn từ điều kiện của thầy mà suy nghĩ, nói:
- Thế thì lại chặt cây thông, cây dương ở giữa đã mục rỗng, càng không thể dùng!
Sau đó thầy liền hỏi:
- Thế nhưng dù cây thông ở giữa không mục rỗng, nhưng nó cong queo quá ghê gớm, bắt đầu chặt rất khó khăn, các em sẽ chặt gốc nào?
Chúng tôi dứt khoát không suy nghĩ kết luận của thầy là gì nữa, liền nói:
- Vậy chặt cây dương. Đều không thể dùng như nhau, đương nhiên chọn cây dễ chặt!” Thầy không để chúng tôi thở, liền hỏi:
- Thế nhưng trên cây dương có một tổ chim, mấy con chim non đang ở trong ổ, các em sẽ chặt gốc nào?”
Cuối cùng, có người hỏi:
- Thầy ơi! Rốt cuộc thầy muốn nói gì cho chúng em vậy? Hỏi những thứ đó làm gì vậy thầy?
Thầy thu hồi nụ cười, nói:
- Các em vì sao không tự hỏi mình, rốt cuộc là chặt cây để làm gì? Tuy điều kiện của thầy thay đổi, nhưng yếu tố cuối cùng quyết định kết quả là động cơ ban đầu của các em. Nếu muốn lấy củi, các em liền chặt cây dương; muốn làm hàng mỹ nghệ, liền chặt cây thông.
- Các em tất nhiên sẽ không vô duyên vô cớ cầm theo búa lên núi chặt cây chứ?!
Bài học rút ra là: Một người, chỉ khi trong nội tâm đã có mục tiêu từ trước,thì lúc làm việc mới không bị đủ loại điều kiện và hiện tượng bên ngoài mê hoặc. Mục tiêu của bạn đã rõ ràng sao?
Tư tưởng thông suốt, mới có thể kiên trì.
Tư tưởng không thông thì cầm túi nilon cũng thấy nặng ….
Trẻ sơ sinh tăng cân như thế nào:Con tôi hiện nay được 3 tháng 14 ngày, lúc sinh cháu nặng 3,3kg, tháng đầu tiên cháu tăng 1,4kg, sang tháng thứ 2 cháu tăng 1,3kg nhưng sang tháng thứ 3 cháu tăng có 0,6kg. Cháu bú mẹ hoàn toàn, 1 tuần nay cháu không chịu bú mẹ, vắt sữa mẹ ra bình cháu cũng không chịu ti.
Pha sữa công thức cũng không được. Mỗi ngày cháu bú rất ít, trước thì 3 tiếng cháu bú 1 lần nhưng bây giờ có khi 8 tiếng cháu cũng không chịu bú. Thức cũng không khóc, chỉ ngậm tay, cho bú thì giẫy ra ngậm tay. Ngày nào cháu cũng đại tiện 1 lần vào sáng sớm, phân bình thường. Tôi không biết cháu bị làm sao, mong bác sĩ tư vấn.
Trẻ sơ sinh tăng cân như thế nào, trẻ sơ sinh tăng cân như thế nào ở bé gái
Trả lời về vấn đề trên, BS.Huỳnh Thị Diễm Kiều – Phòng KHTH, BV Nhi Đồng 2 chi biết:
Tốc độ tăng cân của bé bạn như vậy là bình thường. Sau sanh, bé sơ sinh có thể bị sụt cân sinh lí trong tuần đầu tiên, từ tuần thứ 2 trẻ tăng cân rất nhanh, 1 – 1,2 kg/tháng, từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 tăng khoảng 0,6 kg/tháng, càng về sau tốc độ tăng càng chậm, từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 12 trẻ tăng 0,3 – 0,4 kg/tháng. Trẻ 1 đến 10 tuổi tăng 2 – 2,5 kg/năm.
Bạn cho bé bú mẹ hoàn toàn như vậy là rất tốt. Bé tăng cân tốt, đi tiểu bình thường, bạn không nên quá lo lắng. Bạn cần xem lại các vấn đề như gần đây bạn có ăn thức ăn nhiều mùi vị quá hay không, trẻ có bị viêm họng, loét miệng, nấm miệng gì hay không.
Bạn cần rơ miệng, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lí cho trẻ mỗi ngày. Nếu tình trạng này kéo dài hoặc trẻ có kèm theo các triệu chứng khác như sốt, ói, chướng bụng, lừ đừ… bạn cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế.
Biểu đồ tăng trưởng của bé sơ sinh
Trẻ sơ sinh tăng cân như thế nào, trẻ sơ sinh tăng cân như thế nào ở bé trai
Tốc độ phát triển cân nặng của một đứa trẻ mới sinh bình thường khoảng 3 – 3,5 kg, nếu bé có cân nặng dưới 2,5 kg, mà sinh đủ tháng thì là trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai, còn sinh thiếu tháng gọi là bé sinh non. Bé có thể bị tụt cân sinh lí trong tuần đầu tiên sau khi sinh, tụt khoảng 5 – 10% cân nặng nhưng từ tuần thứ 2, trẻ tăng cân rất nhanh.
Thông thường trong 3 tháng đầu đời, trẻ tăng từ 1 – 1,2 kg/tháng, từ tháng thứ 3 – tháng thứ 6 tăng khoảng 6 lạng/tháng. Càng về sau càng chậm khi từ tháng thứ 6 – tháng thứ 12 trẻ tăng 3 – 4 lạng/tháng. Còn với trẻ từ 1 – 10 tuổi trẻ tăng bình quân 2 – 2,5 kg/năm.
Nếu không bạn có thể dựa vào các mốc chính như:
10 – 14 ngày tuổi: Phục hồi cân nặng lúc sinh. 5 – 6 tháng tuổi: Gấp đôi cân nặng lúc sinh. 1 tuổi: Gấp ba cân nặng lúc sinh.
Nguyên nhân bé sơ sinh chậm tăng cân và cách xử trí
Có khá nhiều nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân như chế độ dinh dưỡng, tiền sử sức khỏe, các hoạt động thể chất hay rối nhiễu về tinh thần.
Nhìn chung, nếu bé hầu như không (hoặc chậm) tăng cân thì có thể do bé ăn uống không đủ chất, cơ thể không hấp thu và sử dụng chất dinh dưỡng đúng cách.
Chăm sóc trẻ sơ sinh – trẻ sơ sinh tăng cân như thế nào
Những nguyên nhân khiến bé không đủ dinh dưỡng là:
Bé trở nên mệt mỏi hoặc buồn ngủ trước khi bé nhận đủ sữa mẹ.
Bé khó khăn khi mút vú mẹ nên bé cũng không thể “ti mẹ” đến mức no. Nguyên nhân có thể do mẹ không đủ sữa hoặc do sữa không chảy xuống.
Bé chỉ “ti” được lớp sữa đầu của mẹ là đã chán, không muốn “măm” nữa. Sữa mẹ được chia ra làm 2 loại: sữa đầu và sữa sau. Sữa đầu là loại sữa chảy ra rất nhanh ngay khi bé vừa “ti mẹ”. Sau đó, dưới sự kích thích bằng việc bé mút sữa, cơ thể mẹ sản sinh ra hoóc môn oxytocin, kích thích sữa chảy ra tiếp. Sữa này gọi là sữa sau. Sữa sau nhiều kalo hơn sữa trước. Nếu mẹ bị stress hoặc bị đau, mắc chứng bệnh mạn tính thì quá trình tiết sữa sau sẽ bị cản trở; do đó, bé sẽ không nhận được lớp sữa có chất lượng tốt.
Một số mẹ nuôi con theo lịch trình cứng nhắc (tức là tuân thủ một cách máy móc mấy giờ cho bé “ăn sữa”) mà không dựa trên nhu cầu của bé (dù bé đang có dấu hiệu bị đói). Vì thế, bé thường nhận được ít dinh dưỡng hơn nhu cầu thực. Để tránh điều này, cần cho bé “ti mẹ” ngay khi bé cần.
Những lý do khác khiến bé kém bú là: bé bị ốm, mắc các vấn đề về đường ruột như tiêu chảy, không dung nạp được sữa; một số trường hợp là do bé mắc chứng bệnh về tim mạch, chứng xơ hóa…
Chăm sóc trẻ sơ sinh – trẻ sơ sinh tăng cân như thế nào
Dấu hiệu nhận biết bé đã bú đủ:
Dưới 6 tháng tuổi, dấu hiệu bú no ở bé như sau:
Bé làm ướt 6-8 chiếc tã mỗi ngày.
Trong tháng đầu tiên, bé đi tiêu nhiều lần mỗi ngày. Sau một tháng tuổi, tần suất đi tiêu ở bé giảm đi.
Khi bạn cho bé ti, bạn có thể nhìn thấy chuyển động quai hàm ở bé và nghe thấy tiếng bé mút sữa.
Bầu ngực của mẹ trở nên mềm hơn sau khi cho bé bú.
Chăm sóc trẻ sơ sinh – trẻ sơ sinh tăng cân như thế nào
Cách xử trí khi trẻ chậm tăng cân:
Nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng chậm tăng cân ở bé để tìm hiểu trẻ sơ sinh tăng cân như thế nào và bé nhà mình đã tăng cân phù hợp chưa. Chỉ khi tìm ra nguyên nhân chính xác, bác sĩ sẽ chỉ định việc dùng thuốc điều trị và tăng cường lượng kalo nạp vào cơ thể bé.
Lưu ý: Nếu bé có xu hướng ngủ khi bú, bạn thử cù nhẹ vào chân, đánh thức để bé tiếp tục “ti mẹ”. Nếu bé chưa “ti” đủ hai bên ngực mẹ mà đã ngủ, bạn nên dùng tay vắt sữa ở một bên ngực đang căng. Cách này kích thích sự sản xuất sữa mẹ cho bé dùng vào lần sau.
Có thể cho bé dùng thêm sữa ngoài bên cạnh sữa mẹ hoặc tăng cường dinh dưỡng nếu bé đã bước vào tuổi ăn dặm. Sữa và những sản phẩm từ sữa, bột ngũ cốc, chất đạm thông qua dầu ăn, hoa quả tươi… là những gợi ý để bé nạp đủ dinh dưỡng, giúp tăng cân.
Cũng có trường hợp bé vẫn chậm tăng cân trong khi cha mẹ đã thử đủ mọi cách. Cha mẹ cũng không nên quá lo vì cân nặng còn phụ thuộc vào quá trình hấp thu dinh dưỡng ở mỗi bé. Đến một giai đoạn nào đó, nhiều bé sẽ phát triển nhanh, theo kịp đà tăng trưởng với các bé cùng tuổi.